Sùi mào gà là bệnh lây truyền nhiễm do virus HPV gây ra. Là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay, nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như vô sinh, liệt dương, suy giảm chức năng sinh sản hoặc thậm chí gây tử vong.
Sùi mào gà là bệnh gì?
Bệnh sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục hay mụn rộp sinh dục gây ra bởi virus Human Papilloma Virus (HPV). Đây là căn bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn, gây ra các mô sùi hình bông cải hoặc mào gà hình thành trên bề mặt da hoặc niêm mạc miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn của cả nam và nữ giới. Sùi mào gà có thể gây ra sự khó chịu, ngứa và đau, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tâm lý của người bệnh.
Cho tới nay người ta đã xác định được khoảng 200 type virus HPV khác nhau, trong đó có khoảng 40 type gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Các type virus khác nhau sẽ gây bệnh ở các vùng da, niêm mạc khác nhau.
- HPV type 1, 4, 5, 8, 41, 60, 63… gây bệnh hạt cơm ở da, gan bàn tay, bàn chân.
- HPV type 6, 11, 13, 16, 18, 55, 66… gây bệnh ở niêm mạc.
- HPV type 6, 11 gây bệnh ở bộ phận sinh dục, đây là những type ít có nguy cơ gây ung thư, type 16,18, 31, 33 có nguy cơ cao gây ung thư.
- HPV type 5, 8 gây bệnh loạn sản thượng bì dạng hạt cơm.
Bệnh gặp ở cả nam lẫn nữ, phổ biến ở thanh thiếu niên, đặc biệt là những người có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục không an toàn.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Virus HPV (Human Papillomavirus) là nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà, một bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp.
2 chủng phổ biến gây bệnh sùi mào gà là HPV-16 và HPV-18 thuộc nhóm nguy cơ cao, vì có khả năng gây ung thư cổ tử cung, dương vật, âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng… Chủng HPV-6 và HPV-11 cũng có thể gây ra bệnh sùi mào gà, u nhú đường hô hấp tái phát, nhưng lại không tiến triển thành ung thư.
Khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công các tế bào da và gây ra sự thay đổi bộ gen di truyền của chúng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng sinh tế bào da và gây ra các khối u tuyến tiền liệt (sùi mào gà) ở vùng sinh dục và các vùng da khác trên khắp cơ thể.
Con đường lây bệnh
Sùi mào gà có thể lây truyền qua nhiều con đường và hình thức khác nhau, bao gồm:
- Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây truyền phổ biến nhất của sùi mào gà, kể cả việc quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc bằng đường miệng.
- Tiếp xúc trực tiếp: Sùi mào gà cũng có thể lây truyền khi tiếp xúc với da hoặc niêm mạc ở vùng kín của người bị nhiễm bệnh, ngay cả khi không có giao hợp.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Việc chia sẻ những vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo, đồ lót, bàn chải đánh răng, dụng cụ ăn uống,… khiến chúng bị tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh cũng có thể là một nguy cơ lây nhiễm cần chú ý.
- Sinh hoạt ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao: Sử dụng chung các dụng cụ làm đẹp (bấm móng tay, dao cạo, kéo, sơn móng tay,…), massage (khăn, giường, các dụng cụ massage,…) hoặc những dịch vụ tiếp xúc da kề da của người nhiễm cùng có thể là nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm sùi mào gà.
- Lây nhiễm từ người mẹ sang con: Trong một số trường hợp hiếm gặp, sùi mào gà có thể lây truyền từ người mẹ bị nhiễm sang con trong quá trình sinh nở.
Vị trí xuất hiện
- Vùng kín: Sùi mào gà thường xuất hiện ở những vùng da và niêm mạc tiếp xúc với nhiễm trùng trong quá trình quan hệ tình dục. Vị trí phổ biến nhất là quanh và trên bộ phận sinh dục ngoài, như âm đạo, lỗ tiểu, bao quy đầu, dương vật, bên trong hậu môn, và lỗ hậu môn. Ngoài ra, vùng da nằm giữa âm đạo và hậu môn hoặc bìu dương vật và hậu môn cũng là một trong những vị trí xuất hiện thường thấy của sùi mào gà.
- Da quanh vùng sinh dục: Ngoài các vị trí trên, sùi mào gà còn có thể phát triển trên các vùng da liền kề, như đùi, hông và vùng bụng dưới.
- Miệng và họng: Nếu có tiếp xúc với virus HPV thông qua hoạt động tình dục miệng, sùi mào gà có thể xuất hiện ở miệng, môi, lưỡi, nướu, và họng.
Giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà
Theo quá trình phát triển của sùi mào gà, nhiều chuyên gia chia bệnh làm 5 giai đoạn tương ứng với các triệu chứng dưới đây:
- Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi xuất hiện nốt sùi đầu tiên. Khoảng thời gian này có thể vài tuần, vài tháng hoặc lên đến vài năm. Thông thường là khoảng 3 tháng.
- Giai đoạn khởi phát: Hiểu một cách đơn giản, đây là sùi mào gà giai đoạn đầu. Người bệnh xuất hiện nốt sang thương nhỏ, màu nhạt, nằm rải rác…
- Giai đoạn phát triển: Ở giai đoạn này, các nốt sùi phát triển mạnh về kích thước, số lượng, vị trí… ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và quá trình sinh hoạt.
- Giai đoạn biến chứng: Trong dân gian, đây được gọi là sùi mào gà giai đoạn cuối. Người bệnh có biểu hiện bội nhiễm, vùng bị tổn thương bị sưng tấy, tiết dịch, loét, dễ chảy máu. Một số người có biến chứng sang ung thư hậu môn, vòm họng…
- Giai đoạn tái phát: Sau khi chữa khỏi, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát từ chính người bạn tình hoặc do virus trong cơ thể chưa được loại bỏ hoàn toàn. Thông thường, tình trạng của người bị tái phát sùi mào gà sẽ nặng hơn nguyên phát.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Sùi mào gà có hình dạng giống như các mảng gai nhỏ, chóp nhọn và có thể phát triển thành những khối lớn như mào gà hay bông cải..
Ở giai đoạn đầu, những nốt mụn này rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường, có màu hồng, màu da hoặc hơi nâu (sẫm hơn màu da một chút). Càng về sau các nốt mụn này mọc dày đặc lên, tạo thành hình dạng giống như súp lơ hoặc mào gà, khi chạm vào có cảm giác nhẵn hoặc hơi gồ ghề.
Ngoài bộ phận sinh dục, nốt sùi cũng có thể xuất hiện trên môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng của người có quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm virus HPV.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nam giới
- Xuất hiện nốt sùi: Một trong những dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất của sùi mào gà là sự xuất hiện của các nốt sùi, thường có hình dạng như chùm, cụm thịt có màu hồng hoặc màu da. Chúng thường mọc ở vùng bìu, quy đầu, dọc theo thân dương vật, lỗ niệu đạo, hậu môn hoặc vùng da giữa hậu môn và bìu dương vật..
- Ngứa và khó chịu: Một số nam giới bị sùi mào gà thường cảm thấy ngứa và khó chịu ở vùng sinh dục hoặc xung quanh lỗ niệu đạo.
- Đau khi quan hệ tình dục: Sùi mào gà có thể khiến quan hệ tình dục trở nên đau đớn và khó chịu bởi các nốt sùi xuất hiện trên đầu hoặc thân dương vật, bao quy đầu, bìu,…
- Chảy máu: Trong một số trường hợp, sùi mào gà có thể gây ra chảy máu khi chúng bị tổn thương hoặc hình thành vết thương hở trong quá trình quan hệ tình dục.
- Sưng, đỏ ở vùng sinh dục: Một số người có thể thấy vùng sinh dục bị sưng và đỏ ẩn do sùi mào gà gây ra các ổ nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ giới
- Xuất hiện các nốt sùi: Các nốt sùi nhỏ mọc lên ở vùng kín hoặc xung quanh, thường có màu hồng hoặc da, hình thù giống như cụm sùi của bông cải hoặc mào gà. Nốt sùi có thể mọc đơn lẻ hoặc thành nhóm.
- Sùi mào gà gây ngứa và khó chịu: Nữ giới bị sùi mào gà thường cảm thấy ngứa và khó chịu ở vùng kín, đặc biệt khi các nốt sùi phát triển và lan rộng.
- Sưng và đau: Khi bị nhiễm sùi mào gà, vùng kín có thể sưng đỏ và đau nhức, gây khó khăn trong quá trình đi tiểu hay quan hệ tình dục.
- Xảy ra chảy máu: Các nốt sùi mào gà khi bị tổn thương có thể chảy máu, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục hay khi vệ sinh vùng kín.
- Âm đạo tiết ra chất nhầy: Nữ giới bị nhiễm sùi mào gà ở âm đạo thường gây ra vùng viêm nhiễm, có hiện tượng âm đạo tiết ra chất nhầy không bình thường với màu sắc, độ đặc và mùi hôi lạ.
- Các nốt sùi có thể xuất hiện ở ấu phần ngoài của âm hộ, bên trong âm đạo, cổ tử cung hay vùng hậu môn.
Trong một số trường hợp, sùi mào gà có thể không có các triệu chứng rõ ràng hoặc không dễ nhận biết đối với cả nam giới và nữ giới. Do đó, việc thăm khám kỹ lưỡng bởi các chuyên gia y tế và thực hiện xét nghiệm là rất quan trọng để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Sự nguy hiểm của bệnh
Sùi mào gà là một trong những bệnh rất nguy hiểm, với khả năng lây truyền nhanh, khiến cho người bệnh cảm thấy rất đau đớn, khó chịu, tự ti… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh. Cụ thể như:
Phát triển thành ung thư
Sùi mào gà có khả năng gây bệnh ung thư ở cả nam lẫn nữ. Các kết quả thống kê cho thấy, khoảng 10,2% phụ nữ bị sùi mào gà ở cổ tử cung, 5% ở âm đạo, 5% ở hậu môn có thể phát triển thành ung thư. Ở nam giới, 15% trường hợp nhiễm virus HPV chuyển thành ung thư dương vật.
Người bệnh cũng có thể bị ung thư vòm họng, cổ họng… khi bị bệnh sùi mào gà do có quan hệ tình dục bằng đường miệng.
Ảnh hưởng đến thai kỳ
Trong quá trình mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể của người phụ nữ tăng cao. Đây là nguyên nhân khiến cho các nốt sùi to lên, lan rộng hơn và gây chảy máu. Các nốt sùi mào gà không chỉ gây khó khăn cho việc đi vệ sinh do kích thước tăng dần, mà còn có thể làm giảm sự co giãn của mô âm đạo, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở tự nhiên, khiến cho thai phụ khó sinh bằng ngả âm đạo.
Tuy rất hiếm gặp, ở 4/100.000 trẻ sinh ra sống, nhưng một số trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh sùi mào gà cũng có nguy cơ bị u nhú thanh quản khiến cho trẻ khàn giọng, khóc yếu… Trong trường hợp nặng bệnh có thể lan sang khí quản, phổi, gây tắc nghẽn đường thở.
Ảnh hưởng khả năng sinh sản
Bệnh sùi mào gà có thể làm biến dạng dương vật, tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc niệu đạo, ung thư cổ tử cung… ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả hai giới. Một số nghiên cứu còn cho biết, sự xuất hiện của virus HPV trong tinh dịch làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng, có thể gây vô sinh ở nam. Nếu tinh trùng chứa HPV thụ tinh với trứng cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
Ngoài quan sát nốt sùi mào gà bằng mắt thường, bác sĩ còn chỉ định người bệnh thực hiện các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng như sau:
- Xét nghiệm máu: Các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, chlamydia… thường có mối quan hệ với sùi mào gà. Vì thế, người bệnh cần được kiểm tra sự xuất hiện của các vi khuẩn này trong máu để xác định nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ.
- Khám hậu môn: Sùi mào gà có thể không xuất hiện ở bộ phận sinh dục, vùng miệng, nhưng lại tồn tại sâu bên trong hậu môn. Do đó, bác sĩ có thể khám hậu môn bằng dụng cụ chuyên dụng để tìm nốt sùi ở bên trong.
- Khám vùng chậu: Với phụ nữ, bác sĩ có thể chỉ định phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap) khi thăm khám vùng chậu để kiểm tra những thay đổi ở cổ tử cung do mụn cóc sinh dục gây ra (nếu có). Người bệnh cũng có thể được soi cổ tử cung để kiểm tra, sinh thiết âm đạo và cổ tử cung… Việc soi cổ tử cung và xét nghiệm HPV được thực hiện khi tình trạng sùi mào gà tái phát nhiều lần nhằm mục đích giám sát những bất thường tế bào học và mô học ở tử cung để đánh giá tình trạng bệnh và ngăn ngừa, kiểm soát nguy cơ ung thư cổ tử cung.
- Sinh thiết: Bác sĩ cũng có thể chỉ định sinh thiết và gửi mẫu mô đi đánh giá giải phẫu bệnh. Việc này nhằm khảo sát hình ảnh mô bệnh học, định type virus HPV, xác định ADN của virus và tiên lượng về nguy cơ ung thư cho người bệnh.
Điều trị bệnh sùi mào gà
Có nhiều cách để điều trị bệnh sùi mào gà, có thể chia thành 2 nhóm chính: một số liên quan đến việc sử dụng thuốc và một số liên quan đến thủ thuật.
Hiện tại không có phương pháp điều trị nào có thể loại bỏ vĩnh viễn vi-rút HPV trong tất cả các tế bào bị nhiễm bệnh, nhưng hầu hết bệnh nhân sẽ loại bỏ vi-rút và sùi mào gà bằng hệ thống miễn dịch của chính họ trong vòng hai năm.
Phương pháp điều trị sùi mào gà tùy thuộc vào số lượng nốt sùi, vị trí của chúng, một số tình trạng sức khỏe (chẳng hạn như mang thai và các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch) và mong muốn của bệnh nhân (dựa trên khả năng chi trả, sự thuận tiện, khả năng chịu đau,…).
Các phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến hiện nay gồm có:
- Điều trị bằng thuốc: Có nhiều loại thuốc có thể dùng để điều trị sùi mào gà, bao gồm kem bôi thoa, thuốc,.. với tác dụng làm khô và làm rụng các u sùi. Một số thuốc đặc trị sùi mào gà phổ biến như Podophyllotoxin (podofilox), Imiquimod, Sinecatechins, Bichloroacetic acid (BCA), Trichloroacetic acid (TCA) nồng độ cao từ 80-90%,… Trong đó, phổ biến nhất là podofilox được dùng ngoài da với khả năng gây độc chết tế bào gây hại tại chỗ, khiến chúng ngừng phân chia, khiến mô bị hoại tử và tự tiêu biến.
- Điều trị bằng liệu pháp đốt điện (Electrocautery): Phương pháp này sử dụng dòng điện để làm nóng và đốt cháy các u sùi, tiêu diệt virus gây bệnh.
- Điều trị bằng phẫu thuật: Phương pháp này được dùng để cắt bỏ các khối/ mảng/ cụm/ nốt sùi mào gà tại chỗ. Đây là phương pháp phù hợp để áp dụng cho các trường hợp chưa đáp ứng với các phương pháp khác.
- Điều trị bằng liệu pháp lạnh (Cryotherapy): Là phương pháp sử dụng nhiệt độ cực thấp bằng cách xịt nitơ lỏng lên vùng bị tổn thương do sùi mào gà gây ra để gây đông lạnh, làm hư hại tế bào sùi mào gà, cuối cùng làm rụng các u. Phương pháp này khá an toàn, có thể áp dụng để điều trị cho các đối tượng là phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên phương pháp này lại gây ra nhiều bất tiện sau khi thực hiện như có thể gây ra hoại tử tế bào, đau đớn, bỏng lạnh, rát, gây ra bọng nước và để lại sẹo.
- Điều trị bằng laser CO2 (Vaporization): Phương pháp này sử dụng tia laser để đốt và làm sạch các khối u sùi mào gà.
- Tăng cường/ điều hòa hệ miễn dịch: Bổ sung vitamin C, E, A, Zinc, Selenium và L-Arginine để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại HPV và giảm nguy cơ tái phát sùi mào gà. Hoặc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da hoặc dạng tiêm để điều hòa miễn dịch trên các vùng tổn thương do sùi mào gà gây ra như Interferon, Imiquimod, Sinecatechin, …
Cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà
Tiêm vắc xin
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị tiêm vắc xin HPV định kỳ cho bé gái và bé trai ở độ tuổi 11 và 12, tốt nhất là trước khi quan hệ tình dục vì chúng có hiệu quả nhất khi một người chưa tiếp xúc với HPV.
Theo Ủy ban Cố vấn về Thực hành Chủng ngừa, tiêm vắc xin HPV định kỳ được khuyến nghị cho phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi, nhưng nó đã cho thấy hiệu quả cao cho đến tuổi 45. Đối với nam giới, độ tuổi tối ưu để tiêm vắc xin HPV cho nam là từ 11 đến 12 tuổi, nhưng có thể tiêm đến 45 tuổi.
Tác dụng phụ của vắc xin nhẹ, bao gồm đau nhức tại chỗ tiêm, đau đầu, sốt nhẹ hoặc các triệu chứng giống như cúm.
Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm
Có thể ngăn ngừa lây lan sùi mào gà bằng cách:
- Tiêm vắc xin.
- Sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục.
- Không quan hệ tình dục trong khi đang điều trị bệnh sùi mào gà.
- Trao đổi với bạn tình, nếu bạn bị nhiễm HPV để cùng điều trị.
- Không dùng chung dụng cụ tình dục; nếu có, hãy rửa sạch hoặc bọc chúng bằng bao cao su mới trước khi người khác sử dụng.
- Khám nam khoa/phụ khoa định kỳ và điều trị triệt để các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu có.
- Chung thủy với một bạn tình hoặc hạn chế số lượng bạn tình.
- Không thụt rửa âm đạo.
Bệnh sùi mào gà có thể tái phát trong vòng vài tuần đến vài tháng sau điều trị. Bệnh nhân cần tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương tái phát (nếu có).
Việc đào thải virus HPV phụ thuộc chủ yếu vào hệ miễn dịch của cơ thể. Chế độ sinh hoạt không tốt có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, do đó bệnh dễ tái phát hơn. Những khuyến cáo quan trọng là: ngủ sớm và đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh căng thẳng, stress và tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Và việc quan trọng là bạn nên dự phòng nguy cơ bị lây nhiễm và nên chú ý quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
Larifan Ungo 0,05% điều trị và ngăn ngừa tái phát sùi mào gà, Herpes sinh dục
Larifan Ungo chứa hoạt chất chuỗi kép ribonucleic acid (dsRNA) 0,05% kích thích interferon có tác dụng kháng virus, điều hòa miễn dịch. dsRNA 0,05% là hàm lượng duy nhất được nghiên cứu lâm sàng.
Sản phẩm được sử dụng rộng rãi hơn 20 năm tại Châu Âu, được nghiên cứu và phát triển bởi Học viện khoa học Latvia, Larifan Ungo được Hiệp hội các Bác sĩ Da Liễu Latvia khuyến cáo sử dụng.
Cơ chế hoạt động
Larifan Ungo tác động lên virus qua hai cơ chế:
- Kích hoạt hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể thông qua hoạt hoá các chất miễn dịch nội sinh.
- Ly giải RNA virus, tiêu diệt virus gây bệnh.
Cách sử dụng
Liều dùng: bôi 3 – 4 lần/ ngày vào vị trí tổn thương và xung quanh vị trí tổn thương.
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng bị tổn thương và xung quanh. Thấm nhẹ cho khô.
- Bước 2: Lấy một lượng kem vừa đủ thoa đều và xung quanh vùng tổn thương từ 3 – 4 lần/ ngày. Sau khi thoa không cần rửa lại cho đến lần thoa tiếp theo.
- Bước 3: Rửa sạch tay sau khi thoa.
Liệu trình sử dụng
- Điều trị và ngăn ngừa tái phát sùi mào gà, Herpes sinh dục: sử dụng liên tục 2 tháng.
- Bệnh lý khác: bôi theo liều hướng dẫn mỗi ngày đến khi không còn triệu chứng của bệnh.
- Tuỳ vào cơ địa mỗi người, thời gian khỏi bệnh có thể khác nhau.
Leave a reply