Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay, có chu trình diễn tiến qua nhiều giai đoạn với nhiều biểu hiện bệnh lý khác nhau. Bệnh gặp ở cả nam lẫn nữ và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư, vô sinh, ảnh hưởng thai kỳ,…
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Virus Human Papillomavirus (HPV) là nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà sinh dục. Loại virus này gồm khoảng 150 chủng với ít nhất 40 chủng lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Trong đó, 2 chủng phổ biến gây bệnh sùi mào gà là HPV-16 và HPV-18 thuộc nhóm nguy cơ cao, vì có khả năng gây ung thư cổ tử cung, dương vật, âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng… Chủng HPV-6 và HPV-11 cũng có thể gây ra bệnh sùi mào gà, u nhú đường hô hấp tái phát, nhưng lại không tiến triển thành ung thư.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ cư trú ở lớp biểu mô dưới da và ở trạng thái vô hoạt. Từ 3 tuần đến 9 tháng sau khi quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm virus, bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện đầu tiên như nổi mụn cóc, u nhú có hình dạng như mào gà. Các nốt mụn này có thể đứng riêng lẻ hoặc tập trung ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ. Một số trường hợp, u nhú tập trung ở miệng, lưỡi hoặc hậu môn.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong năm 2020, số bệnh nhân đến điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục là hơn 62.000 người, tăng khoảng 2,5 lần so với năm 2010. Trong đó, bệnh sùi mào gà chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 40.000 ca, bao gồm cả trường hợp sùi mào gà ở hậu môn và ở khoang miệng.
Con đường lây lan sùi mào gà
Sùi mào gà có thể lây truyền qua những con đường dưới sau:
Lây qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà. Việc quan hệ không chỉ đơn giản là quan hệ qua âm đạo mà kể cả hình thức tình dục qua đường miệng, quan hệ qua hậu môn cũng lây nhiễm bệnh. Vì vậy khi một người dùng miệng mình để kích thích cơ quan sinh dục của người bệnh hoặc ngược lại cũng đề có nguy cơ lây nhiễm như nhau.
Mẹ lây sang cho con
Việc một người phụ nữ bị mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai là điều vô cùng nguy hiểm. Vì khi thai nhi đi qua cổ tử cung và âm đạo của mẹ, chúng sẽ tiếp xúc với virus này qua các tổn thương sùi dẫn đến con khi sinh ra có thể bị sùi mào gà.
Lây qua vết thương hở
Virus HPV có thể xuất hiện tại những nơi có vết thương hở. Khi tiếp xúc với những vết thương tại nơi chứa virus gây bệnh sùi mào gà, rồi lại vô tình chạm vào vết thương hoặc những vùng da nhạy cảm trên cơ thể mình, thì có nguy cơ rất cao bị nhiễm sùi mào gà.
Ngoài ra bệnh sùi mào gà còn có thể lây qua đường ăn uống, tuy khả năng này không cao nhưng nó vẫn có khả năng xảy ra.
Các giai đoạn của bệnh
Giai đoạn ủ bệnh (thời kỳ tiềm ẩn)
Trong giai đoạn này, virus đã xâm nhập vào cơ thể nhưng chưa gây ra các triệu chứng rõ rệt. Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà thường kéo dài từ 3 đến 8 tuần (tương đương với từ 2 đến 3 tháng), phụ thuộc vào sức đề kháng của mỗi người. Người nhiễm virus có thể chưa biết mình mắc bệnh và có thể lây sang người khác thông qua đường tình dục nếu quá trình quan hệ kém an toàn.
Giai đoạn khởi phát
Triệu chứng đầu tiên của sùi mào gà là sự xuất hiện của các loại nốt sùi nhỏ trên vùng da hoặc niêm mạc của khu vực sinh dục và hậu môn. Nốt sùi này thường không gây ra cảm giác đau, chỉ có thể gây ngứa hoặc khó chịu. Tùy theo vị trí của nốt sùi, bệnh nhân có thể không nhận thấy sự hiện diện của chúng.
Giai đoạn phát triển
Nếu không được điều trị kịp thời, sùi mào gà sẽ tiếp tục phát triển và lan rộng ra. Nốt sùi sẽ dần tăng kích thước và có thể gộp lại với nhau hình thành các cụm sùi lớn hơn. Việc tiếp xúc trực tiếp giữa nốt sùi và da hoặc niêm mạc khác có thể gây ra sự lây lan của virus. Điều đáng lo ngại là sùi mào gà có thể lan tới cổ tử cung ở phụ nữ, dẫn đến tình trạng ung thư cổ tử cung trong trường hợp nặng.
Giai đoạn biến chứng
Biến chứng nặng nhất của sùi mào gà là ung thư cổ tử cung hoặc các loại ung thư vùng sinh dục khác như ung thư dương vật, ung thư hậu môn,… Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, người bệnh có nguy cơ cao bị bội nhiễm với các bệnh lý về da và viêm loét chồng lấp.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm chảy máu, rỉ máu và chảy mủ hôi, cùng với sự ngứa ngáy, khó chịu, đau rát và viêm nhiễm. Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục cũng có nguy cơ cao bị viêm nhiễm, có thể gây ra viêm phế quản, viêm quy đầu, viêm âm đạo và viêm cổ tử cung.
Giai đoạn tái phát
Sau một thời gian điều trị, các triệu chứng do sùi mào gà gây ra có thể thuyên giảm và khiến nhiều người lầm tưởng rằng bệnh sùi mào gà đã khỏi hẳn và biến mất. Tuy nhiên, do sức đề kháng cơ thể suy giảm, sự tiếp xúc với virus HPV hoặc các yếu tố tác động khác, sùi mào gà có thể tái phát. Lúc này, bệnh có thể nặng hơn và diễn biến phức tạp hơn so với lần đầu tiên.
Sùi mào gà giai đoạn đầu là thời điểm bệnh sùi mào khởi phát ngay sau khi thời kỳ ủ bệnh kết thúc. Trong giai đoạn đầu của bệnh sùi mào gà, người bệnh có thể sẽ gặp phải các biểu hiện như: xuất hiện các nốt sẩn, mụn, u nhú màu hồng nhạt, nhỏ, mềm, có chân hoặc cuống trên khu vực sinh dục của nam giới (bao gồm bìu, quy đầu, và thân dương vật …) và nữ giới (bao gồm âm đạo, môi lớn và môi bé).
Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sùi mào gà
Những triệu chứng và dấu hiệu bệnh sùi mào gà gồm:
- Những nốt sùi nhỏ đổi màu hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục
- Nhiều mụn nhọt nhỏ nằm sát nhau có hình như bông súp lơ
- Bộ phận sinh dục bị ngứa và gây khó chịu
- Trạng chảy máu khi quan hệ tình dục.
Bệnh sùi mào gà ở nữ thường có mụn nhọt phát triển ở âm hộ, thành âm đạo, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn ống hậu môn và cổ tử cung. Sùi mào gà ở nam giới có mụn nhọt ở đầu hoặc thân dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn.
Sự nguy hiểm của bệnh
Bệnh sùi mào gà là bệnh nguy hiểm, bệnh thường gây ra các đốm nâu hồng hình búi nhọn hoặc đầu sùi mào gà trên vùng kín, âm đạo, dương vật, hậu môn và vùng xung quanh miệng. Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như:
- Đau đớn, ngứa và chảy máu: Các mụn sùi mào gà có thể gây ra đau, ngứa, hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục hoặc đại tiện.
- Tăng nguy cơ mắc ung thư: Một số chủng HPV gây ra sùi mào gà có thể liên quan đến nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật hoặc hậu môn.
- Ảnh hưởng đến sinh sản: Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới, nhất là với các đối tượng nữ giới có tổn thương ở cổ tử cung.
- Ảnh hưởng đến sự tự tin, sức khỏe tâm lý: Bệnh sùi mào gà có thể gây cảm giác bất tiện, mất tự tin và ảnh hưởng đến mối quan hệ tình dục của người bệnh.
Điều trị bênh sùi mào gà
Điều trị bệnh sùi mào gà bằng phương pháp nội khoa
Điều trị bệnh sùi mào gà bằng thuốc áp dụng phổ biến với hầu hết các trường hợp nhẹ, giai đoạn đầu khi u nhú mới xuất hiện. Tuy nhiên, phương pháp này mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì và thực hiện theo đúng hướng dẫn, liều lượng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc điển hình được áp dụng điều trị bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu là:
- Imiquimod: Hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại virus.
- Acid Trichloroacetic: Đốt cháy các nốt sùi.
- Sinecatechin: Sử dụng cho các trường hợp nốt sùi nổi ngoài vùng kín, quanh hậu môn.
- AHCC: Giúp cải thiện hệ miễn dịch.
Điều trị bệnh sùi mào gà bằng phương pháp ngoại khoa
Trong những trường hợp sùi mào gà chuyển sang giai đoạn nặng, các nốt u nhú kích thước lớn và việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cho chỉ định các phương pháp:
- Liệu pháp Nitơ lỏng: Chấm Nitơ lỏng lên các nốt sùi để phát hủy mô bằng nhiệt độ lạnh -198oC. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ khiến người bệnh đau đớn và sưng vị trí điều trị.
- Dùng dao mổ điện: Dựa vào dòng điện cao tần để đốt cháy các nốt sùi.
- Cắt hoặc nạo nốt sùi bằng phương pháp thủ công.
- Đốt tia Laser là sử dụng chùm ánh sáng có cường độ cao để loại bỏ nốt sùi.
- ALA-PDT là dùng ánh sáng huỳnh quang để tạo ra phản ứng oxy hoạt lực tác động lên các u nhú để khống chế bệnh.
Cách phòng ngừa sùi mào gà
Nếu đang trong độ tuổi có sinh hoạt tình dục, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây để bảo vệ bản thân và người bạn đời khỏi nguy cơ bị nhiễm hoặc lây lan HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ
- Điều trị triệt để các bệnh lây qua đường tình dục
- Trao đổi với bạn tình, nếu bạn bị nhiễm HPV để cùng điều trị
- Chung thủy một vợ một chồng hoặc hạn chế số lượng bạn tình
- Tiêm vắc xin HPV để chủ động bảo vệ sức khỏe. Vắc xin có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh sùi mào gà và cả các chủng HPV có liên quan đến nguy cơ ung thư. Loại vắc xin này được tiêm từ 1-3 mũi, tùy thuộc vào độ tuổi và nên được tiêm trước khi có quan hệ tình dục, vì chúng có hiệu quả nhất khi một người chưa tiếp xúc với HPV.
Larifan Ungo 0,05% điều trị Herpes sinh dục, sùi mào gà
Larifan Ungo chứa hoạt chất chuỗi kép ribonucleic acid (dsRNA) 0,05% kích thích interferon có tác dụng kháng virus, điều hòa miễn dịch. dsRNA 0,05% là hàm lượng duy nhất được nghiên cứu lâm sàng.
Sản phẩm được sử dụng rộng rãi hơn 20 năm tại Châu Âu, được nghiên cứu và phát triển bởi Học viện khoa học Latvia, Larifan Ungo được Hiệp hội các Bác sĩ Da Liễu Latvia khuyến cáo sử dụng.
Cơ chế hoạt động
Larifan Ungo tác động lên virus qua hai cơ chế:
- Kích hoạt hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể thông qua hoạt hoá các chất miễn dịch nội sinh.
- Ly giải RNA virus, tiêu diệt virus gây bệnh.
Công dụng
- Điều trị và ngăn ngừa tái phát Sùi mào gà, Herpes sinh dục.
- Làm dịu vết bỏng và li giải tồn dư virus Sùi mào gà sau đốt laser.
- Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em.
- Điều trị Herpes miệng hoặc dự phòng bội nhiễm Herpes sau phun xăm thẩm mỹ.
- Điều trị sùi mào gà ở bà bầu và trẻ sơ sinh bị sùi mào gà
- Điều trị thuỷ đậu.
Cách sử dụng
Liều dùng: bôi 3 – 4 lần/ ngày vào vị trí tổn thương và xung quanh vị trí tổn thương.
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng bị tổn thương và xung quanh. Thấm nhẹ cho khô.
- Bước 2: Lấy một lượng kem vừa đủ thoa đều và xung quanh vùng tổn thương từ 3 – 4 lần/ ngày. Sau khi thoa không cần rửa lại cho đến lần thoa tiếp theo.
- Bước 3: Rửa sạch tay sau khi thoa.
Liệu trình sử dụng
- Điều trị và ngăn ngừa tái phát sùi mào gà, Herpes sinh dục: sử dụng liên tục 2 tháng.
- Bệnh lý khác: bôi theo liều hướng dẫn mỗi ngày đến khi không còn triệu chứng của bệnh.
- Tuỳ vào cơ địa mỗi người, thời gian khỏi bệnh có thể khác nhau.
Leave a reply