Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Bệnh gặp ở cả nam lẫn nữ và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư, vô sinh, ảnh hưởng thai kỳ,… Vậy làm cách nào để điều trị sùi mào gà?
Bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến do virus HPV gây ra, những nốt sùi mềm xuất hiện trên bộ phận sinh dục, có thể mọc đơn lẻ hoặc mọc dày đặc lên thành hình dạng giống như súp lơ hoặc mào gà, gây đau, khó chịu, ngứa ngáy.
Sùi mào gà có thể lây nhiễm qua các cách sau:
- Quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo, hậu môn, miệng…
- Tiếp xúc trực tiếp: sùi mào gà có thể lây truyền khi tiếp xúc với bộ phận sinh dục hoặc các vùng da khác có mụn cóc của người nhiễm bệnh.
- Dùng chung vật dụng cá nhân: gồm đồ chơi tình dục, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, quần áo hoặc đồ vệ sinh cá nhân với người mắc sùi mào gà. Những vật dụng này có thể mang theo dịch mủ của người bệnh và lây nhiễm cho người sử dụng sau đó.
- Từ mẹ sang con: bệnh có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở, tuy nhiên trường hợp này thường không phổ biến.
Biến chứng của bệnh
Sùi mào gà là bệnh lý rất nguy hiểm do có khả năng lây lan nhanh và có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, ví dụ như:
- Có thể gây ung thư: Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng và không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ chuyển thành ác tính. Một số chủng HPV có thể dẫn đến các biến đổi tiền ung thư và ung thư tại cổ tử cung, ung thư âm đạo, hậu môn, ung thư dương vật và ung thư cổ họng hoặc miệng (với các đối tượng quan hệ bằng miệng).
- Ảnh hưởng khả năng sinh sản: Biến chứng thường gặp nhất của bệnh là gây biến dạng cục bộ, có thể làm tắc nghẽn ống dẫn tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới. Ngoài ra, sự xuất hiện của virus HPV trong tinh dịch làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng.
- Ảnh hưởng thai kỳ: Trong thời kỳ mang thai, nốt sùi có thể to ra, gây khó khăn khi đi tiểu. Nốt sùi trên thành âm đạo có thể ức chế sự co giãn của các mô âm đạo trong quá trình sinh nở. Cụm sùi lớn trên âm hộ hoặc trong âm đạo có thể gây chảy máu kéo dài trong khi sinh.
- Ảnh hưởng thai nhi: Trẻ được sinh ra từ người mẹ bị sùi mào gà có thể sẽ phát triển mụn cóc ở thanh quản (rất hiếm). Em bé có thể cần phẫu thuật để giữ cho đường thở không bị tắc nghẽn.
Điều trị sùi mào gà
Sùi mào gà có thể tự biến mất mà không cần biện pháp điều trị nào vì hệ thống miễn dịch có thể chống lại virus gây ra nó. Tuy nhiên, các nốt sùi có thể lớn hơn, nhân lên hoặc gây đau đớn, khó chịu khiến người bệnh tìm đến các phương pháp chữa trị.
Loại bỏ các nốt sùi không giúp điều trị căn nguyên nhưng làm giảm khả năng lây lan virus. Có thể điều trị bệnh bằng các thuốc bôi hoặc bằng phẫu thuật.
Mụn cóc sùi mào gà có thể được điều trị tại nhà bằng các thuốc bôi ngoài da. Theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, hai nhóm thuốc chính được dùng để tác động lên virus HPV là:
- Thuốc chống phân bào (nhóm dẫn chất của podophyllotoxin): Đây là nhóm thuốc gây độc tế bào, tác động thông qua việc ức chế sự nhân lên của virus. Khi dùng theo đường bôi ngoài da, nhóm thuốc này ít gây độc toàn thân nhưng vẫn cần được sử dụng thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc kích thích sản xuất interferon và các cytokin: Interferon là protein nội sinh đóng vai chủ đạo trong cơ chế kháng virus của hệ miễn dịch tự nhiên. Hoạt chất này ức chế sự nhân lên của virus, đồng thời kích thích các tế bào miễn dịch khác tới tiêu diệt các phần tử tế bào đã bị virus chiếm đóng và gây bệnh.
Trong 2 nhóm thuốc trên, nhóm tác động thông qua Interferon nội sinh cho hiệu quả mạnh mẽ hơn do tác động kép qua hai cơ chế. Hoạt động tiêu diệt virus thông qua miễn dịch tự nhiên giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ cho mọi đối tượng người bệnh, kể cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
Ưu điểm lớn nhất của Interferon là tác dụng mang tính sinh lý, mang hiệu quả ổn định kéo dài, không gây đề kháng. Từ đó, nhóm thuốc này mở ra cánh cửa giúp xử lý mụn cóc sùi mào gà dứt điểm. Người bệnh chỉ cần dùng thuốc đến khi khỏi hẳn, kết hợp cùng với một chế độ sinh hoạt lành mạnh và vệ sinh đúng cách, nguy cơ tái phát bệnh sẽ được hạn chế tối đa. Do cơ chế tác dụng tương đối an toàn, người bệnh có thể duy trì sử dụng thuốc để phòng ngừa sùi mào gà quay trở lại.
Larifan Ungo điều trị herpes sinh dục, sùi mào gà
Larifan Ungo là kem mỡ bôi ngoài da cho tác dụng diệt virus HPV thông qua Interferon nội sinh. Qua nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng tại các trung tâm y dược hàng đầu châu Âu, Larifan hội tụ một số đặc tính nổi trội, bao gồm:
- Sản phẩm chứa khả năng kháng virus mạnh dựa trên cơ chế kích thích sản xuất cũng như hoạt hóa các interferon nội sinh.
- Bất hoạt virus tại vị trí mụn cóc sùi mào gà, ngăn virus nhân lên ở giai đoạn sớm.
- Hoạt động kháng virus tương tự miễn dịch tự nhiên, do đó an toàn cho da , phù hợp cho cả đối tượng người dùng là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
- Cơ chế tác dụng mang tính sinh lý, hiệu quả ổn định và hạn chế tái phát.
- Không gây đề kháng, có thể dùng lâu dài để phòng bệnh.
- Larifan Ungo với cách sử dụng đơn giản và thuận tiện cho người sử dụng.
Có Larifan Ungo, mụn cóc sùi mào gà không còn là trở ngại trong cuộc sống. Larifan Ungo xử lý sùi mào gà hiệu quả, an toàn và ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái lại.
Cách sử dụng
Liều dùng: bôi 3 – 4 lần/ ngày vào vị trí tổn thương và xung quanh vị trí tổn thương.
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng bị tổn thương và xung quanh. Thấm nhẹ cho khô.
- Bước 2: Lấy một lượng kem vừa đủ thoa đều và xung quanh vùng tổn thương từ 3 – 4 lần/ ngày. Sau khi thoa không cần rửa lại cho đến lần thoa tiếp theo.
- Bước 3: Rửa sạch tay sau khi thoa.
Liệu trình sử dụng
- Điều trị và ngăn ngừa tái phát sùi mào gà, Herpes sinh dục: sử dụng liên tục 2 tháng.
- Bệnh lý khác: bôi theo liều hướng dẫn mỗi ngày đến khi không còn triệu chứng của bệnh.
- Tuỳ vào cơ địa mỗi người, thời gian khỏi bệnh có thể khác nhau.
Cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị tiêm vắc xin HPV định kỳ cho bé gái và bé trai ở độ tuổi 11 và 12, tốt nhất là trước khi quan hệ tình dục vì chúng có hiệu quả nhất khi một người chưa tiếp xúc với HPV.
Theo Ủy ban Cố vấn về Thực hành Chủng ngừa, tiêm vắc xin HPV định kỳ được khuyến nghị cho phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi, nhưng nó đã cho thấy hiệu quả cao cho đến tuổi 45. Đối với nam giới, độ tuổi tối ưu để tiêm vắc xin HPV cho nam là từ 11 đến 12 tuổi, nhưng có thể tiêm đến 45 tuổi.
Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm
Có thể ngăn ngừa lây lan sùi mào gà bằng cách
- Tiêm vắc xin.
- Sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục.
- Không quan hệ tình dục trong khi đang điều trị bệnh sùi mào gà.
- Trao đổi với bạn tình, nếu bạn bị nhiễm HPV để cùng điều trị.
- Không dùng chung dụng cụ tình dục; nếu có, hãy rửa sạch hoặc bọc chúng bằng bao cao su mới trước khi người khác sử dụng.
- Khám nam khoa/phụ khoa định kỳ và điều trị triệt để các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu có.
- Chung thủy với một bạn tình hoặc hạn chế số lượng bạn tình.
- Không thụt rửa âm đạo.
Để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân, khách hàng nên chủ động phòng ngừa nhiễm bệnh, thăm khám tại bệnh viện có uy tín để phát hiện sớm nhất dấu hiệu bệnh và có hướng can thiệp kịp thời.
Leave a reply