Sùi mào gà ở miệng là bệnh khá phổ biến gây ra bởi virus HPV, bệnh nhiệt miệng xảy ra khi bạn bị nóng trong, suy nhược hệ miễn dịch. 2 bệnh này hoàn toàn khác nhau nhưng có những biểu hiện giống nhau, rất dễ nhầm lẫn. Vậy cách nhận biết bệnh là gì?
Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng
Sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng đều gây ra viêm loét ở miệng. Cần phân biệt giữa nhiệt miệng và bệnh sùi mào gà ở môi, miệng để kịp thời chữa trị.
Bệnh sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội thường gặp lây truyền qua đường tình dục, thủ phạm chính gây ra bệnh là virus HPV (một loại virus u nhú cực kỳ phổ biến). HPV có nhiều chủng khác nhau, và hầu hết các chủng không có triệu chứng rõ rệt, khiến cho việc phát hiện bệnh và khả năng lây nhiễm trở nên khó khăn.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh này là những nốt sần, nốt nhú hình thành ở cơ quan sinh dục. Bên cạnh đó, tổn thương của bệnh còn xuất hiện trong lưỡi, khoang miệng khi đó người ta gọi là bệnh sùi mào gà ở miệng.
Tác nhân cũng là virus HPV nhưng bệnh lý sùi mào gà ở miệng được chẩn đoán là do quan hệ tình dục bằng miệng không sử dụng các biện pháp an toàn. Ngoài ra, việc dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân như bàn chải, lược, cốc,… nếu tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở thì đó là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh sùi mào gà ở miệng.
Bệnh sùi mào gà ở miệng, nếu bị nhầm lẫn với nhiệt miệng và sau khi dùng thuốc chữa nhiệt miệng sẽ không thấy khỏi. Hơn nữa, các nốt sần của sùi mào gà có màu trắng hồng và li ti, chạm vào thì thấy có dịch rỉ, gây đau khi nuốt và sưng tê ở lưỡi miệng.
Bệnh nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng xảy ra khi bạn bị nóng trong, suy nhược hệ miễn dịch, dị ứng với các chất kích thích. Những vết loét thường có viền đỏ, sưng đau, đặc biệt là khi ăn uống hoặc chạm vào. Bệnh nhiệt miệng thường xảy ra trong khoảng 7 – 10 ngày là khỏi, sau khi người bệnh uống nhiều nước, ăn rau hoặc dùng các thực phẩm giải nhiệt, thanh mát. Một số trường hợp có thể tái phát vì cơ địa nóng, tuy nhiên bệnh nhanh khỏi. Tình trạng nhiệt miệng nếu kéo dài quá 2 tuần và không suy giảm thì bạn nên đến bác sĩ để được điều trị.
Những biểu hiện của bệnh
Sùi mào gà ở miệng
Dù xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể, sùi mào gà thường có các dấu hiệu tương tự nhau và thời gian ủ bệnh dao động trong khoảng từ 2-9 tháng sau khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể.
Sau một thời gian ngắn, bệnh bắt đầu xuất hiện trong miệng với nhiều mảng, gây ra cảm giác khó chịu, khó khăn trong quá trình ăn uống. Sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng ban đầu đều xuất hiện các nốt mụn li ti màu hồng hoặc trắng nên khó phân biệt ở thời kỳ đầu.
Các nốt sùi trong miệng lớn dần lên, gây trở ngại trong việc ăn uống và giao tiếp từ đó người bệnh sụt giảm cân nhanh chóng. Đến thời kỳ nặng các nốt u ngày càng phát triển và lan rộng tấn công vào nhiều nơi trong miệng khiến người bệnh rất khó chịu.
Các nốt sùi dần dần chúng trông giống như mào gà và có màu trắng. Đây là biểu hiện đặc trưng của người mắc bệnh sùi mào gà ở miệng nói riêng và sùi mào gà nói chung.
Bệnh sùi mào gà ở miệng ảnh hưởng ra sao?
Bệnh sùi mào gà ở môi, miệng nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý, cuộc sống của người bệnh. Một số biến chứng và nguy cơ có thể gặp phải như:
- Nhiễm trùng trong khoang miệng, ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt khó khăn.
- Nếu sùi mào gà ở miệng do virus HPV tuýp 16, 18 sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
- Lây truyền bệnh cho người thân trong gia đình và những người xung quanh.
- Nguy cơ mắc các căn bệnh phụ khoa khác ở nam giới cao hơn, đặc biệt là các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu, …
- Bệnh sùi mào gà ở miệng làm giảm thẩm mỹ ở vùng miệng, gây mùi hôi khó chịu khi nói, ảnh hưởng đến tâm lý trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.
- Ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân và gia đình, làm giảm chất lượng đời sống tình dục.
Bệnh nhiệt miệng
- Trong khoang miệng hình thành một số vết thương, vết sưng, lở loét gây đau nhức.
- Ở khoảng giữa vết loét có màu trắng hoặc vàng nhạt.
- Kích cỡ nhỏ khoảng 1mm.
- Khi bắt đầu lành vết loét có màu xám.
- Bên cạnh đó một vài người còn có triệu chứng khác như: Sốt, mệt mỏi, sưng phồng.
Tác động của bệnh nhiệt miệng đối với sức khỏe
Bệnh nhiệt miệng gây ra sự khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày như cảm giác nóng rát, đau nhức,… khiến bệnh nhân bất tiện trong việc ăn uống, vệ sinh cá nhân như đánh răng, súc miệng hoặc ngay cả khi nói chuyện.
Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng
Nhiệt miệng
- Đánh răng ngày 2 lần, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch chuyên dụng, khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, cân bằng lượng đạm và chất xơ nạp vào trong cơ thể.
- Không nên tác động mạnh đến miệng.
- Chất kích thích và kháng sinh là hai loại thực phẩm dẫn đến nhiệt miệng.
- Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh gây căng thẳng mệt mỏi.
Sùi mào gà
- Khi quan hệ tình dục bạn nên sử dụng các biện pháp an toàn nhất là đối với miệng.
- Không nên dùng chung vật dụng cá nhân rất dễ lây bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng đảm bảo đúng cách và sạch sẽ.
- Bạn nên hạn chế tối đa việc dùng các chất kích thích có hại như bia, rượu, thuốc lá.
- Bổ sung các viên uống chức năng, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
- Đi khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng HPV khi trên 12 tuổi và dưới 26 tuổi.
Bệnh sùi mào gà ở miệng cần được phát hiện sớm và phân biệt với nhiệt miệng để không gây biến chứng cho sức khỏe. Kịp thời chữa trị cũng làm giảm nguy cơ ung thư vòm họng nếu không may mắc bệnh sùi mào gà ở môi, miệng.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh sùi mào gà cũng như nhiều căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.
Leave a reply