Sùi mào gà là căn bệnh xã hội thường gặp lây truyền qua đường tình dục, thủ phạm chính gây ra bệnh là virus HPV. Bệnh xuất hiện các u nhú, nốt sần tại cơ quan sinh dục, ở miệng hay lưỡi, được gọi là sùi mào gà ở miệng. Vậy nếu bị sùi mào gà ở lưỡi thì có điều trị được không?
Sùi mào gà ở lưỡi
Sùi mào gà ở lưỡi là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây nên, biểu hiện thông qua các nốt sùi, nhô trên bề mặt vùng niêm mạc và da ở lưỡi.
Sùi mào gà ở lưỡi thường không gây ra tử vong nhưng có thể gây ra sự khó chịu, các vấn đề tiêu cực về tâm lý, ngại đối diện với xã hội và sùi mào gà ở lưỡi có nguy cơ lây truyền cho người khác. Khi phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ, nên tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế để có được lời khuyên và các giải pháp điều trị phù hợp.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, sùi mào gà ở lưỡi ảnh hưởng đến khoảng hơn 7% dân số ở Hoa Kỳ. Gần đây, sùi mào gà ở lưỡi đang trở nên phổ biến hơn, đặc biệt ở những người trẻ trong độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi, đây là nhóm đối tượng có thói quen quan hệ tình dục kém lành mạnh và “bạo” hơn các nhóm tuổi khác. Một vài nghiên cứu cũng tiết lộ rằng sùi mào gà ở lưỡi cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều người hơn là dự đoán ban đầu, và có thể gây ra những rắc rối trong việc điều trị.
Phân loại sùi mào gà ở lưỡi
Dạng u nhú hình vảy
Loại này giống như những mảng vảy cá dày hoặc súp lơ, có thể rộng từ vài mm đến vài cm. Chúng có thể xuất hiện một mảnh hoặc nhiều mảnh gần nhau, nhất là trong khu vực mềm của lưỡi. Màu của chúng có thể từ hồng nhạt đến hồng đậm, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Nó có thể gây ra cảm giác không thoải mái khi ăn, nói chuyện hoặc thở.
Loại sùi mào gà ở lưỡi này thường do chủng HPV 6 và HPV 11 gây ra.
Dạng mụn cóc (mụn cơm)
Loại này có hình dạng như những hạt cơm và đường kính từ 1-3mm. Chúng có sắc màu trắng hoặc hồng, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó chủng HPV 2 và HPV 4 là nguyên nhân chính gây ra các vết sưng này. Ở dạng này, sùi mào gà có thể không gây ra cảm giác không thoải mái nếu chúng không phát triển quá lớn.
Bệnh Heck
Bệnh Heck là một trong những bệnh lý gây ra bởi virus Human Papillomavirus (HPV). Điển hình của bệnh Heck là xuất hiện nhiều mảng mập mờ không đồng đều trên bề mặt lưỡi và niêm mạc miệng. Chúng có thể có màu trắng, hồng nhạt hoặc đỏ. Bệnh Heck thường không gây đau hoặc khó chịu nhưng có thể ảnh hưởng đến vị giác. Bệnh Heck là một dạng sùi mào gà ở lưỡi gây ra bởi HPV type 13 và 32 gây ra.
Bướu Condyloma
Loại này giống như các rìa của sùi mào gà ở vùng sinh dục, chúng thường xuất hiện ở các bộ phận sinh dục nhưng vẫn có nguy cơ lây lan qua các vùng trong niêm mạc lưỡi hoặc gần bờ lưỡi. Chúng thường hình thành các đám nhỏ với nhiều u nhú. Bướu Condyloma có thể gây đau đớn khi ăn hoặc nói chuyện, do kích thước lớn gây cản trở đường thở. Loại sùi mào gà ở lưỡi này thường gây ra bởi chủng virus HPV type 2, 6 và 11.
Những dấu hiệu của bệnh
Virus HPV gây ra sùi mào gà ở lưỡi sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 9 tháng. Sau giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
- Ở giai đoạn đầu, chỉ thấy xuất hiện một số nốt mụn nhỏ li ti phân bố với tỉ lệ nhỏ trong khoang miệng, lưỡi, môi hoặc bên trong má. Lúc này bệnh vẫn chưa gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình sinh hoạt. Sùi mào gà giai đoạn này ở lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng hoặc viêm vòm họng.
- Giai đoạn tiếp theo, các mảng sần sùi có hình như mào gà hoặc súp lơ mini bắt đầu xuất hiện ở lưỡi, có màu trắng hoặc đỏ. Tuy mềm nhưng chúng không ngứa, không đau, có thể chảy mủ và chảy máu, rất dễ xây xước. Các nốt sùi mào gà lúc này đã bắt đầu xuất hiện nhiều với kích thước lớn gây mất thẩm mỹ.
- Giai đoạn trở nặng: Triệu chứng lở loét xuất hiện nhiều hơn, vùng lưỡi bị đau rát, đau họng, khoang miệng tấy đỏ. Nuốt nước bọt nhiều sẽ có cảm giác vướng hoặc đau khi nuốt gây khó khăn khi ăn uống. Khi ma sát với thức ăn các nốt này sẽ càng lở loét, chảy dịch và nguy hiểm hơn là xuất hiện viêm nhiễm. Một số bệnh nhân có thể ho ra máu khi vùng họng bị tổn thương, nói chuyện khó khăn, khản tiếng và hơi thở có mùi hôi….
Phân biệt nhiệt miệng với bệnh sùi mào gà ở miệng như thế nào?
Cần phân biệt giữa nhiệt miệng và bệnh sùi mào gà ở môi, miệng để kịp thời chữa trị. Đối với bệnh nhiệt miệng, những vết loét thường có viền đỏ, sưng đau, đặc biệt là khi ăn uống hoặc chạm vào. Bệnh nhiệt miệng thường xảy ra trong khoảng 7 – 10 ngày là khỏi, sau khi người bệnh uống nhiều nước, ăn rau hoặc dùng các thực phẩm giải nhiệt, thanh mát. Một số trường hợp có thể tái phát vì cơ địa nóng, tuy nhiên bệnh nhanh khỏi.
Còn đối với bệnh sùi mào gà ở miệng, nếu bị nhầm lẫn với nhiệt miệng và sau khi dùng thuốc chữa nhiệt miệng sẽ không thấy khỏi. Hơn nữa, các nốt sần của sùi mào gà có màu trắng hồng và li ti, chạm vào thì thấy có dịch rỉ, gây đau khi nuốt và sưng tê ở lưỡi miệng.
Vì vậy, nếu nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Con đường gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Sùi mào gà ở lưỡi có thể lây qua nhiều con đường khác nhau như:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là nguyên nhân chính của sự lây nhiễm virus HPV, bao gồm cả oral sex (tình dục qua đường miệng). Khi quan hệ tình dục với một người nhiễm virus HPV, virus có thể tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng, lưỡi hoặc họng, dẫn đến sự phát triển của sùi mào gà ở các vị trí này.
- Hôn: Mặc dù nguy cơ lây nhiễm qua hôn là thấp, tuy nhiên nếu một người nhiễm virus HPV thì việc hôn có thể làm cho virus của người mang bệnh tiếp xúc với miệng và lưỡi của đối phương.
- Sử dụng đồ vật chung: Virus HPV có thể sống sót trên mặt các vật dụng như khăn, dao cạo, đồ lót, bàn chải đánh răng,… trong một thời gian ngắn. Sử dụng chung những vật dụng này với một người nhiễm bệnh có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
- Tự lây từ vùng kín lên miệng: Nếu người bệnh đã mắc sùi mào gà ở vùng kín, việc dùng tay tiếp xúc với vùng bệnh và sau đó tiếp xúc với miệng, lưỡi hoặc các vết thương nhỏ trong miệng có thể làm cho virus lây lan đến miệng và gây ra bệnh sùi mào gà ở lưỡi.
Nguy cơ ung thư miệng, vòm họng
Nếu sùi mào gà xuất hiện ở lưỡi, có thể có nguy cơ ung thư miệng, vòm họng. Bởi virus HPV là nguyên nhân chính gây ra sùi mào gà nói chung và sùi mào gà ở miệng nói riêng, HPV cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư miệng và ung thư vòm họng.
Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, sùi mào gà do HPV gây ra tình trạng ung thư miệng và vòm họng ở 10% nam giới và 3,6% nữ giới trên toàn thế giới. Ngoài ra, HPV còn là tác nhân gây ra 70% các trường hợp ung thư ở cổ họng, gốc lưỡi và amidan.
Tuy nhiên, không phải ai bị sùi mào gà trên lưỡi cũng phải lo lắng về nguy cơ ung thư miệng, vòm họng. Nguy cơ này tăng nếu sùi mào gà được lây qua đường tình dục hoặc khi người bệnh có các thói quen xấu như hút thuốc lá hay uống rượu bia thường xuyên.
Cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi
Môi trường ở miệng luôn ẩm ướt vì thế nên khi mắc sùi mào gà ở lưỡi thường khó chữa hơn những vùng có nốt sùi mào gà ngoài da khác.
Việc phát hiện sớm ra bệnh là rất cần thiết để được thăm khám và điều trị kịp thời. Người bệnh không được tự ý áp dụng cách chữa sùi mào gà ở miệng tại nhà bằng những phương pháp truyền miệng, vì không những không khỏi bệnh mà có thể gây những phản ứng xấu hơn. Nếu không được điều trị bệnh kịp thời có thể diễn biến xấu thành ung thư vòm họng.
Tùy vào mỗi triệu chứng của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất, mục đích loại bỏ virus và tránh ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe đời sống. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến điều trị bệnh sùi mào gà mở miệng, lưỡi như:
- Điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh dạng tiêm, dạng uống nhằm khống chế virus HPV.
- Điều trị bằng phương pháp đốt laser truyền thống hoặc áp lạnh. Tuy nhiên phương pháp này có thể sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
- Tăng cường/điều hòa hệ miễn dịch: Bổ sung vitamin C, E, A, Zinc, Selenium, L-Arginine,… nhằm tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể có phản ứng tốt hơn với sự gây hại của virus, hạn chế tối đa nguy cơ sùi mào gà ở lưỡi bị tái phát. Hoặc có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc tiêm như Interferon, Imiquimod, Sinecatechin … để điều hòa miễn dịch trên các vùng niêm mạc miệng lưỡi bị tổn thương do sùi mào gà gây ra.
Điều trị bằng phương pháp ALA – PDT, sử dụng ánh sáng huỳnh quang tạo phản ứng oxy hoạt lực để tác động đến nốt sùi, đồng thời khống chế virus HPV phát triển. Phương pháp này có độ an toàn cao và không làm ảnh hưởng tới khu vực lân cận, đảm bảo hiệu quả và giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phòng tránh bệnh sùi mào gà ở lưỡi, miệng
Sùi mào gà ở miệng, lưỡi tuy không ảnh hưởng quá nhiều tới tính mạng nhưng lại khiến cho chất lượng cuộc sống hàng ngày suy giảm. Vì thế, người bệnh nên chủ động phòng tránh căn bệnh này bằng cách:
- Quan hệ tình dục an toàn, hạn chế quan hệ bằng đường miệng (oral sex).
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác (như khăn mặt, cốc đũa, bàn chải đánh răng,…)
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
- Xây dựng một lối sống sinh hoạt lành mạnh như: tập thể dục, chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng chất kích thích, thuốc lá, rượu bia.
- Bổ sung những loại thực phẩm chức năng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Tiêm HPV ở độ tuổi từ 12 – 26.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần nhằm phát hiện bệnh sớm.
Larifan Ungo điều trị sùi mào gà
Larifan Ungo là kem mỡ bôi ngoài da cho tác dụng diệt virus HPV thông qua Interferon nội sinh. Qua nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng tại các trung tâm y dược hàng đầu châu Âu, Larifan hội tụ một số đặc tính nổi trội, bao gồm:
- Sản phẩm chứa khả năng kháng virus mạnh dựa trên cơ chế kích thích sản xuất cũng như hoạt hóa các interferon nội sinh.
- Bất hoạt virus tại vị trí mụn cóc sùi mào gà, ngăn virus nhân lên ở giai đoạn sớm.
- Hoạt động kháng virus tương tự miễn dịch tự nhiên, do đó an toàn cho da , phù hợp cho cả đối tượng người dùng là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
- Cơ chế tác dụng mang tính sinh lý, hiệu quả ổn định và hạn chế tái phát.
- Không gây đề kháng, có thể dùng lâu dài để phòng bệnh.
- Larifan Ungo với cách sử dụng đơn giản và thuận tiện cho người sử dụng.
Có Larifan Ungo, mụn cóc sùi mào gà không còn là trở ngại trong cuộc sống. Larifan Ungo xử lý sùi mào gà hiệu quả, an toàn và ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái lại.
Cách sử dụng
Liều dùng: bôi 3 – 4 lần/ ngày vào vị trí tổn thương và xung quanh vị trí tổn thương.
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng bị tổn thương và xung quanh. Thấm nhẹ cho khô.
- Bước 2: Lấy một lượng kem vừa đủ thoa đều và xung quanh vùng tổn thương từ 3 – 4 lần/ ngày. Sau khi thoa không cần rửa lại cho đến lần thoa tiếp theo.
- Bước 3: Rửa sạch tay sau khi thoa.
Liệu trình sử dụng
- Điều trị và ngăn ngừa tái phát sùi mào gà, Herpes sinh dục: sử dụng liên tục 2 tháng.
- Bệnh lý khác: bôi theo liều hướng dẫn mỗi ngày đến khi không còn triệu chứng của bệnh.
- Tuỳ vào cơ địa mỗi người, thời gian khỏi bệnh có thể khác nhau.
Để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân, khách hàng nên chủ động phòng ngừa nhiễm bệnh, thăm khám tại bệnh viện có uy tín để phát hiện sớm nhất dấu hiệu bệnh và có hướng can thiệp kịp thời.
Leave a reply