Virus Herpes simplex (HSV) gây ra tình trạng nhiễm trùng tái phát ảnh hưởng đến da, miệng, môi, mắt và bộ phận sinh dục… Trẻ nhiễm virus herpes từ mẹ hoặc người lớn nhiễm bệnh, trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng.
Nhiễm bệnh do virus herpes
Virus Herpes gây bệnh mụn rộp, thường gây ra nhiễm trùng ở mắt, lưỡi, cổ họng, môi, bộ phận sinh dục và các bộ phận khác trong cơ thể. Virus Herpes HSV có thể gây bệnh ở tất cả mọi người kể cả giới tính và tuổi tác. Tuy nhiên, virus này có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng ở trẻ sơ sinh và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Có hai loại virus herpes simplex chính: HSV-1 và HSV-2:
- HSV-1: Loại này chủ yếu gây ra mụn rộp ở miệng, đặc trưng bởi mụn rộp hoặc mụn nước sốt xuất hiện xung quanh miệng hoặc trên mặt.
- HSV-2: Điều này chủ yếu gây ra mụn rộp sinh dục, bao gồm các vết loét xuất hiện trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, mông và đùi trong. Vết loét cũng có thể phát triển bên trong âm đạo.
Cả hai loại virus này đều có thể lây truyền qua tiếp xúc bằng miệng hoặc bộ phận sinh dục và gây ra các đợt herpes ở miệng cũng như sinh dục.
Trẻ nhiễm virus herpes từ người lớn
Virus herpes simplex là loại virus lây nhiễm trực tiếp. Trong quá trình mang thai và khi sinh nở nếu người mẹ bị nhiễm virus herpes simplex trẻ nhỏ khi sinh ra có thể bị lây nhiễm bệnh từ người mẹ trong các trường hợp sinh đẻ tự nhiên; đây là nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh herpes sinh dục ở trẻ em.
Một số trường hợp nhiễm bệnh do tình trạng bội nhiễm bệnh viện thông qua trẻ sơ sinh khác nhiễm bệnh hoặc nhân viên y tế hoặc người nhà bệnh nhân.
Những người bị nhiễm virus vô tình tiếp xúc trực tiếp với trẻ nhỏ, virus có thể lây truyền cho trẻ nhỏ qua con đường này. Ngoài ra cũng có những trường hợp cha mẹ, người lớn bị mắc bệnh herpes sinh dục dùng chung với trẻ nhỏ các vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm… cũng đã vô tình tạo cơ hội cho virus xâm nhập và gây bệnh herpes sinh dục cho trẻ nhỏ.
Trẻ em thường dễ bị nhiễm loại virus HSV-1 khi tiếp xúc với người lớn mang mầm bệnh, đặc biệt qua biểu hiện hành động thương yêu, dịu dàng với những nụ hôn lên má và trẻ nhỏ sẽ luôn bị nhiễm loại virus này.
Nhiễm virut herpes simplex ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng. Ước tính tỷ lệ mắc bệnh từ 1/3.000 đến 1/20.000 trẻ sinh. HSV loại 2 gây ra nhiều trường hợp bệnh hơn HSV type 1.
Các triệu chứng khi trẻ nhiễm virus herpes từ người lớn
Các biểu hiện thường xảy ra giữa tuần thứ nhất và thứ 3 sau sinh, tuy nhiên, một số ít trường hợp trẻ mắc bệnh không có triệu chứng cho đến cuối tuần thứ 4.
Trẻ có thể biểu hiện bệnh tại chỗ hoặc toàn thân. Mụn phỏng nhỏ ngoài da thường gặp ở cả hai loại, chiếm khoảng 70% các trường hợp bệnh. Trẻ sơ sinh không có triệu chứng ngoài da có thể xuất hiện triệu chứng cục bộ ở hệ thần kinh trung ương (CNS). Ở trẻ sơ sinh có triệu chứng khu trú ngoài da hoặc niêm mạc, các tổn thương có thể tiến triển nặng nề hơn trong vòng 7 đến 10 ngày nếu không được điều trị.
Các biểu hiện cụ thể:
Vết loét lạnh hay còn gọi là mụn rộp lạnh, đây là những mụn nước nhỏ, bên trong chứa dịch thường xuất hiện ở gần hoặc trên môi. Các vết loét có thể tập trung thành từng cụm hoặc nằm riêng lẻ hoặc thành từng cụm.
- Mụn nước mọc khắp miệng và gây ngứa, đau miệng
- Viêm nướu
- Trẻ có thể bị sốt, đau họng và sưng hạch bạch huyết
- Chán ăn, quấy khóc
Sự nguy hiểm khi trẻ mắc nhiễm bệnh
Trẻ nhiễm virus herpes rất nguy hiểm vì triệu chứng chủ yếu là những mụn rộp ảnh hưởng trên da, mắt, miệng và hệ thống thần kinh của trẻ nhưng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, càng để lâu sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như gây viêm não, viêm màng não, hồng ban đa dạng, viêm võng mạc…
Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị nhiễm virus herpes simplex gây lở miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ sớm, phòng ngừa virus lây lan đến não cũng như các cơ quan khác gây tổn thương nghiêm trọng và có thể để lại những di chứng vĩnh viễn hoặc thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Khi trẻ bị herpes, cần tránh để trẻ chạm vào mắt vì nếu virus lây đến mắt (gọi là herpes ở mắt) sẽ dẫn đến nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, mụn rộp ở mắt có thể làm suy yếu gây mù lòa.
Điều trị khi trẻ bị nhiễm virus herpes
Trẻ nhiễm virus herpes từ người lớn, phần lớn vết loét lạnh ở trẻ sẽ tự khỏi. Trong thời gian chờ vết loét khỏi, cha mẹ có thể thực hiện các cách sau để giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu:
- Chườm khăn lạnh, khăn mát lên vùng bị mụn rộp lạnh để làm giảm sưng đỏ.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể được cho uống thuốc giảm đau loại nhẹ với liều lượng thích hợp. Nếu cần thiết hãy xin ý kiến tư vấn và chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt là khi trẻ dưới 3 tháng tuổi. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
- Cần tránh cho trẻ dùng các loại thực phẩm hoặc trái cây có chứa nhiều axit như cam, quýt vì có thể khiến trẻ cảm thấy đau hơn ở vị trí xuất hiện mụn.
- Có thể cho trẻ dùng thuốc mỡ không kê đơn để giúp giảm đau và chữa lành mụn rộp lạnh. Tuy nhiên, với trẻ dưới 12 tháng tuổi, cần có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc mỡ không kê đơn để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Nếu mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống kháng virus.
- Nếu vết loét lạnh khiến trẻ bị đau và trẻ không thể ăn uống được, cha mẹ cần đưa trẻ khám bác sĩ ngay lập tức.
Phòng ngừa nhiễm bệnh
Virus herpes simplex là loại virus lây nhiễm trực tiếp. Vì vậy, để phòng ngừa virus gây bệnh ở trẻ, cần lưu ý như sau:
- Nếu người lớn bị bệnh cần tránh hôn trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống như ly, cốc, chén, đũa, … chung.
- Nếu trẻ bị vết loét lạnh, cần rửa tay cho trẻ thường xuyên, giữ cho trẻ không chạm mụn rộp, không chia sẻ đồ chơi cũng như dùng chung dụng cụ ăn uống với trẻ khác vì có thể làm virus lây lan, không cho trẻ hôn những trẻ khác, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
- Chống nắng cho trẻ bằng mũ rộng vành hoặc kem dưỡng môi khi ra ngoài trời nắng để làm giảm nguy cơ bùng phát khi trẻ bị nhiễm virus.
Phụ nữ bị herpes sinh dục ở giai đoạn sắp sinh nên được xét nghiệm huyết thanh học để chẩn đoán HSV và xác định nguy cơ lây truyền cho con cũng như theo dõi trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm nhưng không có triệu chứng. Sinh mổ ở những phụ nữ có nguy cơ cao lây truyền sang con (ví dụ, tổn thương bộ phận sinh dục thể hoạt động ở thời điểm sinh) làm giảm nguy cơ lây truyền sang con. Những trường hợp này, khuyến cáo mổ đẻ cho cả những trường hợp đã có vỡ ối trước đó.
Điều trị acyclovir hay valacyclovir trong những tuần cuối của thai kỳ cho phụ nữ có tiền sử HSV sinh dục có thể ngăn ngừa tái phát tại thời điểm sinh và giảm bớt nguy cơ sinh mổ.
Phụ nữ mang thai chưa nhiễm bệnh, cũng cần phải lưu ý phòng ngừa nhiễm virus vì người mẹ có thể lây nhiễm bệnh sang cho con; nếu có biểu hiện nghi ngờ nên đi khám để phát hiện sớm nhằm có sự tư vấn, hướng dẫn và xử trí phù hợp nhằm hạn chế nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
Nhiễm bệnh herpes có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì thế, khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Larifan Ungo 0,05% điều trị herpes ở trẻ
Larifan Ungo chứa hoạt chất chuỗi kép ribonucleic acid (dsRNA) 0,05% kích thích interferon có tác dụng kháng virus, điều hòa miễn dịch. dsRNA 0,05% là hàm lượng duy nhất được nghiên cứu lâm sàng.
Sản phẩm được sử dụng rộng rãi hơn 20 năm tại Châu Âu, được nghiên cứu và phát triển bởi Học viện khoa học Latvia, Larifan Ungo được Hiệp hội các Bác sĩ Da Liễu Latvia khuyến cáo sử dụng.
Cơ chế hoạt động
Larifan Ungo tác động lên virus qua hai cơ chế:
- Kích hoạt hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể thông qua hoạt hoá các chất miễn dịch nội sinh.
- Ly giải RNA virus, tiêu diệt virus gây bệnh.
Công dụng
- Điều trị và ngăn ngừa tái phát Sùi mào gà, Herpes sinh dục.
- Làm dịu vết bỏng và li giải tồn dư virus Sùi mào gà sau đốt laser.
- Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em.
- Điều trị Herpes miệng hoặc dự phòng bội nhiễm Herpes sau phun xăm thẩm mỹ.
- Điều trị sùi mào gà ở bà bầu và trẻ sơ sinh bị sùi mào gà
- Điều trị thuỷ đậu.
Cách sử dụng
Liều dùng: bôi 3 – 4 lần/ ngày vào vị trí tổn thương và xung quanh vị trí tổn thương.
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng bị tổn thương và xung quanh. Thấm nhẹ cho khô.
- Bước 2: Lấy một lượng kem vừa đủ thoa đều và xung quanh vùng tổn thương từ 3 – 4 lần/ ngày. Sau khi thoa không cần rửa lại cho đến lần thoa tiếp theo.
- Bước 3: Rửa sạch tay sau khi thoa.
Liệu trình sử dụng
- Điều trị và ngăn ngừa tái phát sùi mào gà, Herpes sinh dục: sử dụng liên tục 2 tháng.
- Bệnh lý khác: bôi theo liều hướng dẫn mỗi ngày đến khi không còn triệu chứng của bệnh.
- Tuỳ vào cơ địa mỗi người, thời gian khỏi bệnh có thể khác nhau.
Leave a reply